Close Menu
    Facebook X (Twitter) Instagram
    Facebook X (Twitter) LinkedIn Pinterest RSS
    Facebook X (Twitter) LinkedIn Pinterest RSS
    tinhomnaytinhomnay
    Subscribe
    • Trang chủ
    • Sức khỏe
    • Mỹ phẩm làm đẹp
    • Nấu ăn
    • Giáo dục
    • Nhà đất
    • Nội thất
    • Thể thao
    • Bản tin khác
    • Đăng Nhập
    • .
      • 12bet
      • 12bet
      • 12betvn
    tinhomnaytinhomnay
    Home»Mỹ phẩm làm đẹp»Mở tiệm cắt tóc có phải đăng ký hộ kinh doanh không?
    Mỹ phẩm làm đẹp

    Mở tiệm cắt tóc có phải đăng ký hộ kinh doanh không?

    emyeuluatBy emyeuluat03/09/2019Không có bình luận4 Mins Read
    Facebook Twitter LinkedIn Telegram Pinterest Tumblr Reddit WhatsApp Email

    ? Khoản 1, điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định:

    1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

      a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

      b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
       
      c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
       
      d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
       
      đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
       
      e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
       

    Theo căn cứ trên thì các trường hợp như sau thì không phải đăng ký kinh doanh:

    – Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

    – Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

    – Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

    – Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

    – Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

    – Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

    Do đó, kinh doanh dịch vụ làm đầu và tại nhà thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp tùy vào quy mô kinh doanh.

    Nếu không đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt. Về mức xử phạt được quy định tại khoản 7 điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

    Theo căn cứ trên thì hành vi kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

    Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

     

     

     

     

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Telegram Email
    Previous ArticleTìm hiểu cách mua hàng trên Sendo nhanh chóng và an toàn
    Next Article Địa Ốc Long Phát – Công ty bất động sản trẻ với sức bật ấn tượng
    emyeuluat

    Related Posts

    Một Ngày Cùng Loa Không Dây: Tự Do Âm Nhạc Mọi Lúc, Mọi Nơi

    30/04/2025

    Những lưu ý quan trọng khi mua Hublot Replica – Làm sao để chọn đúng?

    22/04/2025

    Tại sao Replica Watches là lựa chọn lý tưởng cho những người yêu thích đồng hồ đẳng cấp?

    15/04/2025
    Add A Comment
    Leave A Reply Cancel Reply

    Copyright © 2018.

    Copyright © 2018.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.