Diệp hạ châu được biết đến nhiều nhất trong điều trị các bệnh lý về gan. Ngoài ra, nó còn được dùng trong điều trị viêm họng, mụn nhọt, khó tiêu, lỵ, phù, các bệnh hệ tiết niệu – sinh dục, lậu, đái tháo đường. Cùng tìm hiểu (họ diệp hạ châu) qua bài viết dưới đây
Tổng quan về chi, họ Diệp hạ châu
Diệp hạ châu danh pháp khoa học là Phyllanthus urinaria, thuộc họ Thầu dầu (Tên khoa học: Euphorbiaceae), thuộc chi diệp hạ châu (Tên khoa học: Phyllanthus)
Diệp hạ châu là loài cây thảo, cây có chiều cao trung bình 30cm – 40cm, thân cây có màu xanh hoặc hồng, ở gần gốc có nhiều cành nhỏ. Lá cây mọc so le, xếp thành hai dãy dạng lá kép lông chim, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, cuống rất ngắn, hai mặt đều nhẵn, mặt trên màu xanh lục sẫm, mặt dưới màu xanh nhạt.
Hoa màu trắng, đơn tính, có hoa đực và hoa cái riêng nhưng mọc cùng một gốc. Hoa đực mọc thành cụm ở nách gần ngọn, còn hoa cái mọc đơn độc phía dưới cành (nguyên liệu cao khô diệp hạ châu đắng). Quả nang mọc sát dưới lá, có hình cầu, nhẵn, chia thành 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có 2 van chứa 2 hạt. Hạt hình tam giác 3 cạnh.
Họ diệp hạ châu thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae là họ lớn thứ năm trong tất cả các họ thực vật có hoa. Nó gồm khoảng 7500 loài chia thành 300 chi, 37 tông và ba phân họ. Chủ yếu tập trung ở vùng nhiệt đới, một số ít ở ôn đới và cận nhiệt đới. Phần lớn là cây thân thảo, nhưng ở khu vực nhiệt đới cũng có một số các loại cây bụi hoặc cây thân gỗ. Tồn tại một vài loài cây là mọng nước và tương tự như các loài xương rồng, là do đặc điểm tiến hóa.
Diệp hạ châu thuộc chi Diệp hạ châu (Phyllanthus) là chi lớn nhất trong thực vật có hoa. Ước tính chi này có tới 750 – 1200 loài. Loài cây này có tới 40 loại trong tự nhiên. Ở Việt Nam, có 3 loại là Diệp hạ châu đắng (cây chó đẻ thân xanh), Diệp hạ châu ngọt (cây chó đẻ thân đỏ), cây diệp hạ châu thân có màu xanh đậm.