Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại van bi với loại và cơ cấu vận hành khác nhau. Phải chăng bạn đọc cũng đang tò mò tìm hiểu về vấn đề này nhưng hiện nay chưa có nhiều tài liệu đề cập đến nó? Việc hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo, nguyên lí hoạt động, các ưu và nhược điểm sẽ giúp chúng ta biết cách xử lý một vài sự cố cũng như sử dụng và bảo trì tốt hơn. Và quan trọng hơn, những thông tin đó hiện đã có trong bài viết ngay sau đây, mọi người đừng vội lướt qua nhé.
>>> Xem thêm : Van bi điện HT – Loại van bi nào tốt nhất hiện nay trên thị trường?
Mỗi một van bi sẽ có 5 bộ phận chính là trục, thân, bi ( hay còn được gọi là đĩa), tay gạt và gioăng làm kín. Phần thân van làm từ đồng, gang, thép, inox,.. là bộ phận giúp bảo vệ và liên kết các chi tiết khác thành một thể thống nhất hoàn chỉnh.
Phần bi hay còn được biết đến là đĩa van, có dạng hình cầu và được đục lỗ xuyên tâm. Nó thường được làm từ thép không gỉ có độ cứng cao và độ ăn mòn thấp, giúp chúng trở nên chắc chắn và bền hơn. Đây được coi là chi tiết chính trong việc đóng mở van. Nó thường được cố định bởi gioăng làm kín và trục.
Van bi dạng pull port có đường kính lỗ bi bằng với đường kính ống, điều này giúp giảm lực ma sát giữa lưu chất và van, đồng thời không bị tụt áp đường ống, dòng chảy diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nó chỉ sử dụng khi cần lưu lượng dòng chảy lớn, vì thiết kế của van khá lớn và đắt tiền. Lấy ví dụ cho việc này, khi cần làm sạch và nạo sạch đường ống thì cần một áp lực cao và lưu lượng chất lỏng lớn, lúc đó người ta sẽ sử dụng van loại pull port
Hẳn có lẽ nhiều người trong chúng ta đã biết rằng van bi là thiết bị dùng để đóng mở dòng chảy, điều tiết lưu lượng nước trong hệ thống đường ống, đặc biệt là trong các nhà máy. Nhờ có van bi mà việc điều chỉnh lượng nước được tiến hành đơn giản hơn, giúp đỡ rất nhiều trong sinh hoạt đời sống và sản xuất đặc biệt là ở lĩnh vực công nghiệp.
>>> Xem thêm : đồng hồ đo lưu lượng vanbidien – van nước có đặc điểm thiết kế đặc biệt như thế nào?