Có lẽ hiện nay chúng ta đã không còn xa lạ với hình ảnh của những chiếc đồng hồ nước nữa đúng không? Hiện tại, để biết chúng ta đã sử dụng bao nhiêu thì đồng hồ nước là một vật vô cùng cần thiết. Thứ này có thể giúp chúng ta tính toán được lượng nước sử dụng, thất thoát, qua đó có sử điều chỉnh hợp lí trong mức dùng và chi tiêu. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của đồng hồ nước nhé. Nó sẽ hữu ích nhiều đối với chiến lược sử dụng, kinh doanh và sản xuất của bạn đấy.
>>> Xem thêm : Đồng hồ đo lưu lượng – nâng cao tính bền bỉ của đồng hồ nước nhờ cách này
Một đồng hồ nước có rất nhiều các bộ phận và cấu tạo phức tạp, nhưng nhìn chung chúng đều có hai bộ phận chính nhất và dễ dàng nhận ra khi tháo lắp đó là phần bộ đếm số và phần thân lớn. Bộ phận đến số được kết nối ở phần đầu của thân đồng hồ nước. Có được kết cấu này phải nhờ vào cấu tạo rỗng liền ở bên trong nó. Để tăng cường độ bền cho đồng hồ nước, người ta linh hoạt thay đổi các chất liệu của đồng hồ, từ nhựa, đồng hay inox thì gang cũng được đánh giá là một chất liệu tiềm năng khi mà nó có độ cứng cao và chống được tình trạng oxi hóa bên ngoài môi trường.
Tại sao số trên đồng hồ lại có thể dễ dàng đổ số, có lẽ đây là một trong những câu hỏi mà nhiều người cùng thắc mắc. Bí mật nằm ở chiếc bánh răng cưa được lắp đặt có trật tự logic, khi bánh răng cưa này quay, đẩy các bánh khác quay và nhảy số trên bề mặt đồng hồ. Đây là một trong những cấu trúc đặc biệt của đa số các loại đồng hồ hiện nay và phần lớn là áp dụng ở đồng hồ nước. Tiếp theo chúng ta cùng đến với nguyên lý hoạt động của đồng hồ nước. Đối với phần này, khi nước đi qua đồng hồ sẽ tạo nên một lực đẩy bánh răng chuyển động, lực này còn gọi là lực kết nối. Sau đó lực kết nối này sẽ làm trục đảo chiều chuyện động, từ đó làm nhảy số trên bề mặt đồng hồ.
>>> Xem thêm : Đồng hồ đo nước nóng – Mách bạn cách sử dụng đồng hồ nước hiệu quả nhất hiện nay